Tuesday, June 8, 2010

Lược Sử


Trường Trung học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ
*
- Năm 1898 trường được thành lập dưới hình thức một TRẠI TẬP NGHỀ
Cour d’Apprentissage
Tại 25 đường Hồng Thập Tự
Lần lần trường được xây cất thêm và ít lâu sau đổi tên là :
ÉCOLE D’APPRENTISAGE DE COCHINCHINE
- Năm 1904, trường được cải tổ, mở rộng thêm và đổi tên là:
ÉCOLE PROFESSIONNELLE DE SAIGON
Tục danh là Trường Bá Nghệ
Chỉ thu nhận học sinh ngoại trú
Đến năm 1919, Trường thu nhận học sinh nội trú.
- Năm 1948, Trường cải tiến thêm và đổi tên là:
ÉCOLE PRATIQUE D’INDUSTRIE DE SAIGON
Tuyển học sinh có bằng Sơ học (Certificat d’Études Primaires Complémentaires) Hạn học 3 năm nội trú.
Chương trình học gồm hai phần: Văn hóa và Tập nghề
Học Văn hóa: Tất cả học sinh học chung các môn: Đại số, Hình học, Lý hóa, Cơ khí, Điện, Kỹ nghệ họa, kỹ thuật học, Quốc văn, Pháp văn.
Thực tập nghề: Mỗi học sinh học một trong các nghề sau đây: Nguội, Tiện, Mộc, Hàn, Gò, Đúc + Vẽ kỹ thuật.
Văn bằng tốt nghiệp là: CERTIFICAT D’E1TUDES PRATIQUES INDUSTRIELLES (CEPI)
Ghi chú: Circulaire No 77/P4 ngày 05/03/1942 và Note Postale No 144/P4 ngày 08/04/1942 của Phủ Toàn Quyền Đông Pháp, công nhận bằng CEPI tương đương với bằng Brevet Professionnel Industriel và Diplôme D’E1tudes Primaires Supérieures Indochinoises.
- Năm 1942, Trường đổi tên là:
ÉCOLE DES MÉTIERS
Hạn học 3 năm nội trú
Văn bằng tốt nghiệp: CERTIFICAT D'APTITUDE PROFESSONNELLE
- Năm 1945, Trường bị quân đội Nhật rồi Pháp chiếm đóng và biến thành Công Binh Xưởng.
- Năm 1946, Trường tạm trú và hoạt động lại trong cơ sở Trường Collège Technique (Kỹ thuật Cao Thắng) và đổi tên là:
CENTRE D’APPRENTISSAGE
Hạng học 3 năm nội trú
Văn bằng tốt nghiệp: CERTIFICAT D’APTITUDE PROFESSIONNELLE
- Năm 1949, Trường dời về cơ sở cũ 25 Hồng Thập Tự, do quân đội giao lại.(Một phần của Trường bị cắt ra, làm trụ sở Cảnh Sát Quận Nhứt), phần còn lại của Trường lấy địa chỉ mới là: 25 bis Hồng Thập Tự.
- Năm 1952, bãi bỏ chế độ nội trú.
- Năm 1957, Trường đổi tên là:
TRƯỜNG THỰC NGHIỆP SÀIGÒN
- Năm 1959, đổi tên là:
TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC NGHIỆP
Hạn học 4 năm ngoại trú
Văn bằng tốt nghiệp: TRUNG HỌC KỸ THUẬT ĐỆ I CẤP
- Năm 1960, Qua kế hoạch viện trợ COLOMBO, nước Tân Tây Lan viện trợ cho Trường theo một Chương trình dài hạn trang bị Máy móc, dụng cụ cho các Ban trong Xưởng.
- Năm 1962, Trường đổi tên là:
TRƯỜNG TRUNG HỌC KỸ THUẬT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ
Hạn học 4 năm
Văn bằng tốt nghiệp: TRUNG HỌC KỸ THUẬT ĐỆ I CẤP
- Năm 1964, bãi bỏ 2 lớp Đệ Thất và Đệ Lục; tuyển học sinh vào lớp Đệ Ngũ, học sinh học 2 ban riêng biệt như sau:
Ban Kỹ Thuật Toán: Học 2 năm, chương trình gồm 2 phần:
Học Văn Hóa: Gồm các môn Quốc Văn, Công Dân, Sử Địa, Toán, Lý Hóa, Sinh Ngữ (Anh, Pháp) Kỹ Nghệ Họa, Mỹ Thuật Họa.
Thực tập nghề: Mỗi học sinh lần lượt học qua các nghề: Nguội, Mộc, Gò, Điện nhà, Cơ khí (Máy nổ 2 thì).
Văn bằng tốt nghiệp: TRUNG HỌC KỸ THUẬT ĐỆ NHỨT CẤP BAN TOÁN
Học sinh tốt nghiệp được lên học Đệ Nhị Cấp ban Toán ở Trường Kỹ Thuật Cao Thắng.
Ban Chuyên Nghiệp: Học 3 năm, chương trình gồm 2 phần:
Học Văn Hóa: Quốc Văn, Công Dân, Toán Khoa Học, Sinh Ngữ (Anh, Pháp), Kỹ Nghệ Họa
Học Nghề: Mỗi học sinh chuyên học một trong các nghề sau đây:
Nguội, máy Dụng Cụ, Kỹ Nghệ Gỗ, Kỹ Nghệ Sắt, Điện Kỹ Nghệ, Động Cơ (máy xăng và máy dầu cặn), Đúc + Kỹ Nghệ Họa.
Văn bằng tốt nghiệp: TRUNG HỌC KỸ THUẬT ĐỆ NHẤT CẤP BAN CHUYÊN NGHIỆP.
Học sinh tốt nghiệp có thể: - Làm thợ chuyên môn trong các xí nghiệp hoặc thi tuyển vào Trường Bách Khoa Trung Cấp Phú Thọ.
- Năm 1966: Thành lập Dự Án Xây Cất Trường Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ mới ở khu Trường Quân Y cũ nơi góc đường Hùng Vương, Pétrus Ký, nhưng sau trận chiến Mậu Thân, nơi đây làm khu tạm trú cho đồng bào bị hỏa hoạn, sau này không thể lấy lại nên chánh phủ xây Trung Tâm Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ ở Thủ Đức để đền bù cho Trường.
- Ngày 10-9-1969, Trường được dời về tạm trú trong khuôn viên NHA KỸ THUẬT VÀ CHUYÊN NGHIỆP HỌC VỤ, địa chỉ 65 Tự Đức, Quận Nhứt, Sàigòn.
- Ngày 14-9-1969, Trường khai giảng niên khóa đầu tiên tại cơ sở tạm, học sinh chỉ còn Ban Toán với 2 cấp lớp: Lớp 8 và Lớp 9 ban Kỹ Thuật Toán. Ban Chuyên Nghiệp tạm thời sáp nhập vào Trung Học Kỹ Thuật Cao Thắng.
- Năm 1972, Bộ Giáo Dục giao TRUNG TÂM GIÁO DỤC KỸ THUẬT NGUYỄN TRƯỜNG TỘ tại Thủ Đức cho Ông Phan Kim Báu Hiệu Trưởng Trung Học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ, Trung Tâm có nhiệm vụ đào tạo học sinh Trung Học Ban Toán, Ban Chuyên Nghiệp và đào tạo Giáo Sư Chuyên Nghiệp, nói chung là sáp nhập hai trường Trung Học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ và Ban Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật (được thành lập năm 1962). Ban Giám Đốc cũng như toàn thể giáo sư sau vài tháng nhận trường, đã quyết định không di chuyển về trường mới, giao hẳn Trường cho Ban Cao Đẳng Sư Phạm Kỹ Thuật. Trường Trung Học Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ vẫn tiếp tục hoạt động trong khuôn viên Nha Kỹ Thuật Học Vụ.
- Năm 1973, Trường Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ, chuyển thành Trung Học Kỹ Thuật Đệ Nhị Cấp, bao gồm học sinh Nguyễn Trường Tộ và Kỹ Thuật Gia Định.
Ngoài việc đào tạo học sinh Ban Toán, Trường còn mở thêm Ban Thương Mại, Họa Viên Kiến Trúc.
Cho đến năm 1975, Trường bàn giao cho Ban Quân Quản Sàigòn-GiaĐịnh. Sau đó hai Trường Kỹ Thuật Nguyễn Trường Tộ và Trung Tâm Chuyên Nghiệp Phan Đình Phùng, sáp nhập lại đặt trực thuộc Sở Công Nghiệp thành phố Hồ Chí Minh cải danh là:
TRƯỜNG KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Trường vẫn tọa lạc tại địa điểm cũ nhưng dùng cổng số 2 đường Phạm Đăng Hưng, nay đổi thành đường Mai Thị Lựu, Trường được sử dụng thêm 6 lớp học, sát đường Phạm Đăng Hưng.
Đến năm 1982, Trường Kỹ Thuật Công Nghiệp và Trường Nghiệp Vụ tọa lạc tại số 2 Cao Thắng, Quận 3 sáp nhập lại thành:
TRƯỜNG KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Đến tháng 3 năm 1998, Trường được đổi tên là:
TRƯỜNG TRUNG HỌC CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

No comments:

Post a Comment